Hiệu ứng tích cực của chăm sóc SKSS tại nhà

Ngày 27/2/2007, Trung tâm chăm sóc SKSS tại nhà ra đời như một biện pháp giảm tải cho bệnh viện. Đến nay, sau hơn 2 năm hoạt động, trung tâm đã chứng tỏ hiệu quả giảm tải cho bệnh viện rất rõ ràng. Bệnh viện Phụ sản TƯ có quy mô 450 giường bệnh, nhưng t

Mỗi ngày chăm sóc tại nhà cho hơn 40 sản phụ

Ý tưởng thành lập Trung tâm xuất phát từ phòng Kế hoạch - Tổng hợp và Đoàn TNCS HCM của bệnh viện với tình trạng Khoa Hậu sản thường quá tải, một giường nằm 3 sản phụ, Trung tâm chăm sóc SKSS ra đời sẽ giúp bệnh viện giảm tải. Sản phụ mổ đẻ thường giữ ở lại viện 5 ngày đến một tuần mới xuất viện, nhưng khi trung tâm ra đời, sau 2 ngày, sản phụ sẽ được về nhà; những ngày tiếp theo, bác sĩ và nhân viên bệnh viện tới tận nhà chăm sóc mẹ và bé.

Ths Đặng Thị Thiện, Phó Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Phụ sản TƯ cho biết: “Hiện, trung tâm có 4 xe đi thường xuyên, chia theo khu vực để thuận tiện đến nhà những sản phụ ở các tuyến đường gần nhau.

Trên xe có đầy đủ dụng cụ tiêm, thay băng, máy siêu âm, các bộ chống shock, dịch truyền... Mỗi ngày, trung bình các bác sĩ ở trung tâm tới chăm sóc y tế cho khoảng 40 trường hợp, có ngày cao điểm lên tới 60 trường hợp. Đã giảm tải rất nhiều cho bệnh viện”.

Chị Ngô Mai Hoa, Y tá khoa Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản TƯ đang chăm sóc cháu bé con chị Nguyễn Thị Lý, số nhà 7, ngõ 117 Vương Thừa Vũ (Hà Nội).

Hiện, trung tâm có 2 bác sĩ làm việc cố định, 2 bác sĩ còn lại sẽ luân phiên ở các khoa phòng trong bệnh viện. Các bác sĩ và nhân viên ở trung tâm được lựa chọn theo tiêu chí: Có trình độ chuyên môn vững, kinh nghiệm lâu năm, có kỹ năng tư vấn, nhiệt tình và... không say xe. Ngoài việc khám cho mẹ, tắm và chăm sóc bé, các nhân viên y tế phục vụ tại nhà còn tư vấn cho sản phụ và người nhà sản phụ cách chăm sóc bé. Không những thế, cần các nhân viên y tế có kinh nghiệm để phát hiện những dấu hiệu không bình thường của cả mẹ và bé, kịp thời đưa vào viện nếu cần thiết.

Chị Phạm Thị Thanh Huyền, cán bộ phụ trách trung tâm chia sẻ: “Trung tâm rất được sản phụ và người nhà ủng hộ. Họ thoải mái hơn nhiều khi được về nhà sớm, không phải chịu cảnh nằm ghép giường trong bệnh viện, người nhà đỡ mất công đi lại cơm nước, chăm sóc. Đứng về phía chúng tôi, rõ ràng bệnh viện được giảm tải rất hiệu quả”.

Nên mở rộng hơn nữa

Từ ngày 27/2/2008 đến ngày 31/12/2008, có 2.105 lượt bệnh nhân được chăm sóc tại nhà. Chị Phạm Thanh Huyền, cán bộ phụ trách trung tâm chăm sóc SKSS tại nhà, Bệnh viện Phụ sản TƯ cho biết: “Trung tâm không lấy lợi ích kinh tế làm mục tiêu mà hoạt động chủ yếu như một biện pháp giảm quá tải cho bệnh viện. Đây là mô hình dịch vụ hoàn hảo từ A đến Z nên rất được lãnh đạo quan tâm”.

Theo chân các bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản TƯ, chúng tôi tới nhà chị Nguyễn Thị Lý, ngõ 117, Vương Thừa Vũ, Hà Nội. Sau khi tắm cho bé gái con chị Lý, chị Ngô Mai Hoa, Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản TƯ cẩn thận lau cuống rốn, nhỏ thuốc mắt, tưa lưỡi và kiểm tra vệ sinh tai, mũi cho cháu. Được tắm rửa sạch sẽ, mát mẻ, cháu bé ngoan ngoãn ngủ tít trên tay mẹ. Khi được hỏi về chất lượng dịch vụ của hoạt động chăm sóc SKSS tại nhà, chị Lý cho biết: “Quá hài lòng, tôi đỡ phải ở viện, gia đình đỡ phải đi lại mất công mất sức đã là một thuận lợi, nhưng mẹ con tôi lại được bác sĩ đến tận nhà kiểm tra sức khỏe, tắm rửa hàng ngày lại càng tốt hơn. Nói thật, nếu không có bác sĩ tới nhà, tôi cũng thấy lúng túng trong việc chăm sóc bé sơ sinh”.

Y tá Ngô Mai Hoa, Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản TƯ cho biết: Nhu cầu chăm sóc SKSS tại nhà của các sản phụ ở Hà Nội ngày càng cao. Thông thường, trung tâm chỉ đáp ứng yêu cầu chăm sóc tại nhà cho sản phụ ở cách Bệnh viện Phụ sản TƯ không quá 20 km. Có sản phụ ở Thường Tín yêu cầu chăm sóc SKSS tại nhà, chi phí trả gấp đôi, nhưng vì xa nên chúng tôi không đến được. Có nhiều sản phụ yêu cầu nên mở rộng quy mô hoạt động của trung tâm để nhiều người được chăm sóc hơn. Hạnh Quỳnh

Bé sơ sinh nhỏ nhất Việt Nam

Chào đời ở tuần thứ 25 khi mới được hơn 500g, bé Bùi Thị Gái (Bùi Thị Xuân, Hải Dương) là em bé có cân nặng thấp nhất được nuôi sống từ trước tới nay tại Việt Nam.